690x390 bakedgoods breadwrapper 1

Hàng hoá không nhãn mác – Nỗi lo của Người tiêu dùng và Doanh nghiệp

Tình trạng Hàng hoá không nhãn mác , không nguồn gốc xuất xứ, không hạn sử dụng đang là vấn đề nhức nhối trên thị trường.

Tình trạng hàng hóa “quên” ghi ngày sản xuất, nơi sản xuất. Ghi nhãn mác mập mờ, thiếu trung thực để đánh lừa người tiêu dùng khá phổ biến. Ngoài ra, tình trạng nhãn mác in sai quy cách về cỡ chữ, kiểu chữ. Hoặc dán nhãn mác không đúng vị trí quy định trên hàng hóa. Hàng hóa nhập khẩu không có tem nhãn phụ cũng là những sai phạm dễ gặp. Đáng lo ngại hơn, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh đã lợi dụng tình trạng này để trà trộn hàng nhái, hàng giả. Sản phẩm vi phạm quy định nhãn, mác phổ biến nhất là thực phẩm, mỹ phẩm,… Hàng hoá không nhãn mác  beverage water bottles Chemical coding Hàng hóa “3 không” ảnh hưởng như thế nào đến người tiêu dùng?

  • Không thể xác định được nguồn gốc, chất lượng sản phẩm
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng
  • Tốn chi phí mua sản phẩm nhưng không chắc mua được hàng thật, chất lượng
  • Những loại hàng hóa mập mờ về nhãn mác thường là hàng giả, hàng nhái “ăn theo” những thương hiệu sản phẩm nổi tiếng.

 Hàng hóa không nhãn mác khiến người tiêu dùng chịu thiệt. Hàng hóa bất thường mới sử dụng nhãn mác không bình thường. Ảnh hưởng gì đến nhà sản xuất?

  • Khó xây dựng thương hiệu, cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành khác
  • Mất lòng tin nơi người tiêu dùng
  • Người tiêu dùng không dám mua sử dụng sản phẩm không đầy đủ thông tin
  • Hậu quả thu hồi sản phẩm, bồi thường cho người tiêu dùng trong trường hợp sự cố nghiêm trọng xảy ra
  • Mất thương hiệu, uy tín trong lòng người tiêu dùng

 

Quy định về ghi nhãn mác hàng hóa trên sản phẩm?

Nhãn hàng hóa giúp người tiêu dùng có thể nhận biết được nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm. Nhận biết được loại sản phẩm đang bày bán và lưu hành trên thị trường. Do vậy, pháp luật đưa ra những quy định rõ ràng về cách thức gắn nhãn mác sản phẩm:

  • Nhãn hàng hoá phải được gắn trên hàng hoá, bao bì thương phẩm. Phải có đầy đủ các nội dung quy định của nhãn.  Ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hoá.
  • Trường hợp không được hoặc không thể mở bao bì ngoài thì trên bao bì ngoài phải có nhãn. Và nhãn phải trình bày đầy đủ nội dung bắt buộc.
  • Các nội dung: tên hàng hoá; tên tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá. Thông tin định lượng; ngày sản xuất; hạn sử dụng. Xuất xứ hàng hoá phải được ghi trên nhãn hàng hoá
  • Nhãn hiệu hàng hóa phải bảo đảm ghi đầy đủ nội dung, rõ ràng và nhận biết dễ dàng bằng mắt thường. Nội dung ghi nhãn hàng hoá kể cả nhãn phụ phải bảo đảm trung thực, rõ ràng, chính xác, phản ánh đúng bản chất của hàng hoá.

Vi phạm quy định về nhãn hàng hóa bị xử lý thế nào?

Hàng hóa theo quy định phải có nhãn nhưng lại không ghi nhãn hàng hóa. Hoặc hàng hóa có nhãn nhưng bị che lấp, rách nát, mờ không đọc được hoặc không đọc được hết các nội dung trên nhãn hàng hóa. Hoặc hàng hóa có nhãn bị tẩy xóa, sửa chữa nhãn gốc hoặc nhãn phụ làm sai lệch thông tin về hàng hóa. Những hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính.

  • Mức phạt là phạt cảnh cáo. Hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm đến 5.000.000 đồng.
  • Mức phạt sẽ tăng lên nếu giá trị hàng hóa lớn hơn
  • Mức tối đa của mức xử phạt là phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 100.000.000 đồng.

Ngoài mức phạt chính, còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa có nhãn vi phạm hoặc buộc ghi lại nhãn hàng hóa theo đúng quy định theo quy định tại Điều 25 của Nghị định 80/2013 của Chính phủ.

Theo quy định, hàng hóa nhập khẩu phải có nhãn phụ bằng tiếng Việt. Nhãn phụ phải được dịch nguyên bản từ nhãn gốc. Nếu hàng hóa không có nhãn gốc hoặc có nhãn gốc nhưng bị thay đổi thì mức phạt thấp nhất là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền theo khoản 4 Điều 26 Nghị định 80/2013 của Chính phủ.

  • Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu hàng hóa vi phạm có giá trị đến 5.000.000 đồng
  • Mức phạt cao nhất là phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 100.000.000 đồng

Trở thành người tiêu dùng thông thái 335x200 otherfoods frozen Người tiêu dùng nên đọc kỹ nhãn, mác của các loại sản phẩm. Nếu phát hiện nhãn hàng hóa ghi sai quy định hoặc nhãn, mác không ghi đúng bản chất của sản phẩm thì gửi khiếu nại đến các cơ quan chức năng để phối hợp kiểm tra, xử lý, nhằm bảo đảm các quyền lợi của người tiêu dùng. 690x390 1650 hero1 72VJ 3430 PET2 72

Công ty CP TBCN Huỳnh Long chuyên cung cấp các thiết bị in ấn ngày sản xuất, thông tin sản phẩm khác. Với đội ngũ kỹ thuật lành nghề và có nhiều kinh nghiệm, chúng tôi luôn có thể hỗ trợ khách hàng một cách tốt nhất. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận giải pháp!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *