Nước trái cây là một sản phẩm đang dần trở nên quen thuộc trong đời sống hằng ngày, nhưng để tạo ra mỗi chai nước trái cây chất lượng là cả một dây chuyền công nghệ hoạt động đồng bộ và gần như tự động hoàn toàn. Vậy dây chuyền chiết nóng nước trái cây gồm những công đoạn nào, hãy cùng Huỳnh Long khám phá chi tiết quy trình phía sau một sản phẩm thơm ngon, an toàn và đạt chuẩn nhé!
Các công đoạn chính trong dây chuyền chiết nóng nước trái cây
Dây chuyền chiết nóng nước trái cây được thiết kế để chiết rót sản phẩm ở nhiệt độ cao từ 85 độ C đến 95 độ C. Với nhiệt độ này, máy giúp tiêu diệt các vi sinh vật, từ đó kéo dài thời hạn sử dụng mà không cần dùng đến bất kỳ chất bảo quản nào. Quy trình này sẽ phù hợp cho các loại nước trái cây thanh trùng hoặc có thành phần nhạy cảm với vi sinh.
Quy trình thường bao gồm các công đoạn chính như:
- Chuẩn bị nguyên liệu.
- Xử lý nhiệt sơ cấp.
- Lọc và đồng hóa.
- Gia nhiệt chiết rót.
- Chiết rót nóng.
- Đóng nắp/làm kín.
- Làm nguội.
- Đóng gói thành phẩm.

Để chắc chắn rằng nước trái cây đạt chất lượng cao về hương vị, độ an toàn cũng như thời gian bảo quản, dây chuyền chiết nóng được thiết lập với một quy trình xử lý tuần tự và khép kín. Mỗi công đoạn có vai trò khác nhau nhưng đều góp phần tạo nên thành phẩm đạt chuẩn và ổn định. Mục đích chính mà các công đoạn này mang lại cụ thể:
- Chuẩn bị nguyên liệu:
Trái cây tươi sau khi thu hoạch sẽ được đưa vào khâu sơ chế bao gồm rửa sạch, gọt vỏ, tách hạt và cắt nhỏ. Công đoạn này giúp loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn bám ngoài vỏ, đồng thời chuẩn hóa kích thước nguyên liệu để đảm bảo quá trình chiết diễn ra đồng đều và hiệu quả.
- Xử lý nhiệt sơ cấp (blanching):
Sau khi sơ chế, nguyên liệu được xử lý nhiệt sơ bộ trong thời gian ngắn ở mức nhiệt khoảng 70 độ C đến 90 độ C. Giai đoạn này nhằm bất hoạt các enzyme gây biến đổi màu sắc và mùi vị trong trái cây và tiêu diệt một phần vi sinh vật có hại, từ đó tăng tính ổn định cho sản phẩm trước khi vào công đoạn chiết chính.
- Lọc và đồng hóa:
Tiếp theo, nguyên liệu được xay nhuyễn và đưa qua hệ thống lọc để loại bỏ bã xơ, hạt vụn hoặc cặn không mong muốn. Quá trình đồng hóa giúp hỗn hợp nước trái cây trở nên mịn hơn, tránh hiện tượng phân tầng hoặc lắng cặn khi bảo quản.
- Gia nhiệt trước khi chiết rót:
Trước khi chiết vào bao bì, nước trái cây cần được làm nóng đến nhiệt độ chiết rót tiêu chuẩn, thường từ 85 độ C đến 95 độ C. Mục tiêu là tiệt trùng sơ bộ và đảm bảo sản phẩm đạt trạng thái ổn định về vi sinh trong quá trình chiết rót, đồng thời chuẩn bị cho công đoạn chiết nóng tiếp theo.

- Chiết rót nóng:
Đây là công đoạn trung tâm trong quy trình. Nước trái cây được chiết rót vào bao bì (chai, hộp, túi…) ngay khi còn nóng. Việc chiết trong điều kiện nhiệt độ cao không chỉ giúp tiêu diệt phần lớn vi khuẩn còn sót lại mà nó còn tạo môi trường vô trùng tạm thời trong bao bì, giúp kéo dài thời gian bảo quản sản phẩm.
- Đóng nắp/làm kín:
Ngay sau khi chiết rót, bao bì được đóng nắp hoặc dán kín ngay lập tức để không khí và vi khuẩn từ môi trường bên ngoài không thể xâm nhập. Giai đoạn này phải diễn ra nhanh và chính xác để duy trì tính vô trùng cho sản phẩm.
- Làm nguội nhanh:
Kế tiếp, sản phẩm sau khi đóng kín được đưa vào hệ thống làm nguội cưỡng bức bằng nước lạnh hoặc không khí mát. Việc hạ nhiệt nhanh giúp giữ nguyên màu sắc, mùi vị và hạn chế ảnh hưởng của nhiệt kéo dài đến cấu trúc và chất lượng sản phẩm. Đồng thời, bước này còn giúp bao bì không bị biến dạng do nhiệt độ cao trong quá trình chiết.
- Đóng gói thành phẩm:
Cuối cùng, sản phẩm hoàn chỉnh sẽ được dán nhãn, kiểm tra chất lượng ngoại quan, sau đó đóng thùng và chuyển vào kho bảo quản hoặc đưa ra thị trường phân phối. Giai đoạn này cũng bao gồm kiểm tra định kỳ để đảm bảo mỗi lô hàng đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng đã đặt ra.
Chuẩn bị nguyên liệu
- Phân loại và chọn lựa trái cây:
Trái cây được sử dụng trong dây chuyền chiết nóng cần được lựa chọn kỹ lưỡng, ưu tiên những quả tươi, chín đều, không dập nát, không có dấu hiệu hư hỏng hoặc nấm mốc. Ngoài yếu tố cảm quan, quá trình này còn bao gồm kiểm tra chất lượng bên trong như độ ngọt (Brix), độ chua (pH) và mùi vị tổng thể. Đồng thời, nhà sản xuất cần tìm hiểu nguồn gốc rõ ràng, ưu tiên nguyên liệu từ các vùng canh tác đạt chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, để chắc chắn tính ổn định và minh bạch cho sản phẩm cuối cùng.
- Rửa và làm sạch trái cây:
Sau khi được phân loại, trái cây sẽ trải qua bước rửa sạch kỹ càng để loại bỏ bụi bẩn, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, vi sinh vật hoặc các tạp chất khác. Quy trình rửa thường được thực hiện bằng nước sạch kết hợp với máy rửa tự động, có thể bổ sung tia ozone hoặc bọt khí để nâng cao hiệu quả khử khuẩn mà vẫn giữ nguyên vẹn bề mặt trái cây. Việc làm sạch không chỉ giúp quy trình đạt tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm, mà còn ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm chéo trong các công đoạn tiếp theo, nhất là khi trái cây được xử lý nhiệt để chiết xuất.
Ép và nghiền trái cây
- Công nghệ nghiền trái cây:
Sau khi trải qua bước phân loại và làm sạch, trái cây được chuyển sang công đoạn ép và nghiền – một giai đoạn quan trọng để thu nhận phần nước cốt chứa hàm lượng dưỡng chất, hương vị và màu sắc đặc trưng của nguyên liệu. Để không gây ảnh hưởng lớn đến hiệu suất chiết và chất lượng nước trái cây đầu ra, bạn nên lựa chọn đúng thiết bị và công nghệ chiết xuất trong bước này.
Ở bước đầu tiên, trái cây được đưa vào máy nghiền chuyên dụng, nơi nguyên liệu được xay nhuyễn thành dạng bột nhão hoặc hỗn hợp mịn. Quá trình này giúp phá vỡ cấu trúc tế bào của trái cây, từ đó giải phóng phần nước và các hợp chất hoạt tính có trong thịt quả. Tùy vào loại trái cây, hệ thống có thể sử dụng máy nghiền trục vít, máy nghiền búa hoặc máy nghiền con lăn để bảo đảm kết quả tốt nhất mà không làm biến đổi thành phần tự nhiên.
- Quá trình ép nước trái cây:
Sau khi nghiền, hỗn hợp được đưa vào hệ thống ép để tách nước ra khỏi bã xơ. Có hai phương pháp phổ biến là ép thủy lực (sử dụng áp suất cao từ chất lỏng để nén) và ép cơ học (sử dụng lực xoắn hoặc lực ép tuyến tính). Các thiết bị ép hiện đại đều được thiết kế để thu về được nhiều lượng nước nhất có thể mà không làm mất đi dưỡng chất hoặc gây lẫn bã vào phần nước ép.
Ngoài ra, việc kiểm soát tốc độ và áp lực ép cũng là điều kiện cần thiết để duy trì chất lượng hương vị và màu sắc tự nhiên của sản phẩm.

Tiệt trùng nước trái cây
- Tiệt trùng bằng phương pháp UHT (Ultra High Temperature):
UHT là kỹ thuật tiệt trùng ở nhiệt độ rất cao trong thời gian cực ngắn, thường từ 135 độ C đến 150 độ C trong khoảng 2 đến 5 giây. Phương pháp này gần như tiêu diệt hoàn toàn vi sinh vật gây hại như vi khuẩn, virus và nấm mốc nhưng vẫn giữ lại được phần lớn dưỡng chất, màu sắc và hương vị tự nhiên của nước trái cây.
Điểm khác biệt của UHT so với các phương pháp thanh trùng truyền thống là ở tốc độ xử lý và hiệu quả diệt khuẩn cao mà không làm ảnh hưởng đến cấu trúc sản phẩm. Nhờ thời gian xử lý ngắn, các vitamin và enzyme ít bị phá hủy hơn, đồng thời nó còn giảm nguy cơ caramel hóa hoặc thay đổi mùi vị. Đây là lý do vì sao UHT rất được ưa chuộng trong sản xuất nước trái cây đóng chai và đồ uống không chứa chất bảo quản.
- Lợi ích của tiệt trùng trong bảo quản nước trái cây:
Tiệt trùng không chỉ bảo đảm nước trái cây an toàn vi sinh mà nó còn kéo dài đáng kể thời gian bảo quản, thường từ vài tháng đến một năm, tùy theo loại bao bì và điều kiện lưu trữ. Một ưu điểm khác là tiệt trùng bằng UHT cho phép bỏ qua hoàn toàn việc sử dụng chất bảo quản nhân tạo, từ đó đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về các sản phẩm “tự nhiên”, “không hóa chất” và “thân thiện với sức khỏe”.
Chiết rót nước trái cây
- Quá trình chiết rót nóng:
Chiết rót nóng là phương pháp rót nước trái cây vào bao bì ngay khi sản phẩm còn ở nhiệt độ cao từ 85 độ C đến 95 độ C. Quy trình chiết rót bao gồm các bước chính như:
Dẫn nước trái cây đã tiệt trùng đến hệ thống chiết dưới áp lực và nhiệt độ ổn định.
Rót nhanh vào chai/lon với dung tích đã định sẵn, đảm bảo không để không khí lọt vào.
Đóng nắp/làm kín ngay lập tức sau khi chiết để ngăn vi sinh vật bên ngoài xâm nhập.
Làm nguội sản phẩm nhanh chóng để tránh biến dạng bao bì và giữ ổn định cho sản phẩm.
Phương pháp chiết nóng thường được lựa chọn vì nó duy trì sự vô trùng mà không cần đùng dến chất bảo quản, đồng thời nó còn tăng thời hạn sử dụng. Ngoài ra, việc rót sản phẩm khi còn nóng sẽ giúp tiêu diệt hoàn toàn các vi sinh vật có thể xâm nhập trong quá trình rót, từ đó nâng cao độ an toàn thực phẩm.
- Các loại chai, lọ, bao bì sử dụng:
Trong ngành công nghiệp nước trái cây, bao bì đóng vai trò không chỉ là vật chứa mà còn ảnh hưởng đến thời hạn sử dụng, chất lượng và hình ảnh sản phẩm. Một số loại bao bì phổ biến bao gồm: chai PET chịu nhiệt, chai/lon thủy tinh, lon nhôm và bao bì hộp giấy tiệt trùng (Tetra Pak),…
Khi lựa chọn bao bì, nhà sản xuất cần cân nhắc các yếu tố như khả năng chịu nhiệt, độ bền cơ học, tính tương thích với dây chuyền chiết rót, khả năng bảo quản oxy và ánh sáng, cũng như tính thẩm mỹ và sự tiện lợi cho người tiêu dùng. Bao bì tốt không chỉ bảo vệ chất lượng sản phẩm mà còn là một công cụ marketing hiệu quả dành cho doanh nghiệp.
Đóng nắp và niêm phong
- Đóng nắp chai, lọ:
Trong quy trình chiết nóng, việc đóng nắp kín và kịp thời là yếu tố then chốt để duy trì trạng thái vô trùng vừa đạt được sau khi tiệt trùng và chiết rót. Ngay sau khi nước trái cây được chiết đầy vào chai hoặc lọ, hệ thống đóng nắp tự động sẽ tiến hành niêm kín sản phẩm ngay trong vòng vài giây. Khoảng thời gian này cần được kiểm soát nghiêm ngặt để tránh không khí và vi sinh vật xâm nhập.
Tùy theo loại bao bì sử dụng, các loại nắp phổ biến có thể bao gồm nắp xoáy nhôm hoặc nhựa cho chai PET, thủy tinh, nắp bật hoặc nắp dán nhiệt với hộp giấy hoặc túi mềm hoặc nắp vặn kết hợp gioăng cao su cho sản phẩm cần bảo quản lâu.
Hơn nữa, hệ thống đóng nắp tự động hiện đại thường được tích hợp các cảm biến kiểm tra độ kín, lực siết và vị trí nắp để đảm bảo độ chính xác tuyệt đối.
- Kiểm tra chất lượng niêm phong:
Sau khi đóng nắp, sản phẩm sẽ được đưa qua bộ phận kiểm tra chất lượng niêm phong. Mục tiêu của bước này là bảo đảm sản phẩm không có rò rỉ chất lỏng. Nắp được đóng đúng khớp và đủ lực, không bị lệch hoặc lỏng và cuối cùng là không có dấu hiệu hở nắp gây mất vệ sinh hoặc ảnh hưởng đến hạn sử dụng.
Một số phương pháp kiểm tra phổ biến gồm: kiểm tra áp suất chân không (với chai thủy tinh), kiểm tra độ kín bằng khí nén hoặc bồn nước hoặc cảm biến điện tử kiểm tra lực siết nắp. Sản phẩm không đạt yêu cầu sẽ được loại tự động khỏi dây chuyền để đảm bảo chất lượng thành phẩm được đồng đều.

Làm mát và bảo quản
- Quá trình làm mát nước trái cây:
Ngay sau khi nước trái cây được chiết rót ở nhiệt độ cao và đóng nắp, sản phẩm cần được làm mát nhanh chóng để ổn định chất lượng cũng như bảo vệ cấu trúc bao bì. Việc hạ nhiệt kịp thời giúp ngăn ngừa các biến đổi không mong muốn về hương vị, màu sắc cũng như hạn chế hiện tượng tách lớp hoặc lắng cặn. Đặc biệt đối với bao bì nhựa như chai PET, nếu không được làm mát đúng cách, sản phẩm có thể bị móp méo hoặc mất hình dạng do tác động của nhiệt.
Hiện nay, hai phương pháp làm mát phổ biến nhất là làm lạnh bằng không khí và làm mát bằng nước. Làm lạnh bằng không khí sử dụng hệ thống quạt thổi gió mát cường độ cao vào bao bì để giảm nhiệt nhanh mà không tiếp xúc trực tiếp với chất lỏng. Trong khi đó, làm mát bằng nước được thực hiện bằng cách nhúng các chai/lon vào bồn nước lạnh hoặc phun nước mát trực tiếp lên bao bì. Cả hai phương pháp đều được thiết kế nhằm rút ngắn thời gian hạ nhiệt.
- Lưu trữ và bảo quản nước trái cây:
Tiếp đến, sau khi được làm mát, nước trái cây sẽ được chuyển vào kho bảo quản trong điều kiện tiêu chuẩn. Nhiệt độ bảo quản lý tưởng thường nằm trong khoảng từ 5 độ C đến 25 độ C, tùy theo loại nước trái cây và vật liệu bao bì. Trong suốt thời gian lưu trữ, doanh nghiệp cũng cần triển khai quy trình kiểm tra chất lượng định kỳ để giám sát độ ổn định của sản phẩm.
Các hoạt động kiểm tra có thể bao gồm đánh giá ngoại quan (màu sắc, độ trong, tình trạng nắp), cảm quan (mùi, vị) và vi sinh (phát hiện dấu hiệu lên men hoặc nhiễm khuẩn). Ngoài ra, điều kiện kho như nhiệt độ và độ ẩm cũng cần được kiểm soát và ghi nhận thường xuyên để chắc chắn toàn bộ lô hàng luôn trong trạng thái bảo quản đạt điều kiện tốt nhất.
Dán nhãn và đóng gói
- Dán nhãn sản phẩm:
Sau khi hoàn tất quá trình làm mát và kiểm tra chất lượng, sản phẩm sẽ được đưa đến công đoạn dán nhãn. Đây không chỉ là bước hoàn thiện về mặt hình thức, mà nó còn mang tính pháp lý và truyền thông sản phẩm ra thị trường. Theo quy định của các cơ quan quản lý thực phẩm, mỗi sản phẩm nước trái cây cần phải có nhãn rõ ràng, ghi đầy đủ các thông tin bắt buộc như tên sản phẩm, thành phần, thể tích, giá trị dinh dưỡng, ngày sản xuất, hạn sử dụng, thông tin nhà sản xuất và hướng dẫn bảo quản. Bên cạnh đó, logo thương hiệu và mã vạch sản phẩm cũng cần được trình bày rõ ràng để hỗ trợ nhận diện và quản lý hàng hóa.
Các loại tem nhãn phổ biến hiện nay gồm tem dán nhựa PVC, tem giấy cán màng chống thấm và trong một số trường hợp đặc biệt như hàng xuất khẩu, có thể sử dụng tem in UV hoặc tem chống giả. Việc lựa chọn loại nhãn phù hợp với chất liệu chai (PET, thủy tinh, hộp giấy,…) cũng như điều kiện bảo quản để giúp nhãn không bong tróc, mờ chữ hoặc mất thẩm mỹ trong suốt vòng đời sản phẩm
- Đóng gói và chuẩn bị vận chuyển:
Sau quá trình dán nhãn đầy đủ, các chai/lọ nước trái cây sẽ được đóng gói vào thùng carton, khay nhựa hoặc khay co màng để thuận tiện cho việc vận chuyển và phân phối. Hơn nữa, bao bì đóng gói cần đảm bảo khả năng chống va đập, chống thấm nước và ổn định trong quá trình xếp chồng, đặc biệt là khi sản phẩm được vận chuyển đường dài hoặc lưu trữ trong kho lạnh.
Tùy theo quy mô và hình thức phân phối, nhà sản xuất có thể lựa chọn những phương tiện chuyên dụng như xe tải lạnh, xe container bảo ôn hoặc xe tải thường nếu thời gian vận chuyển ngắn. Trong mọi trường hợp, nhà sản xuất cũng cần cam kết rằng điều kiện vận chuyển phù hợp với yêu cầu bảo quản của sản phẩm như tránh nắng trực tiếp, tránh sốc nhiệt và hạn chế rung lắc mạnh.
Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của dây chuyền chiết nóng
- Công nghệ và thiết bị sử dụng:
Có thể nói công nghệ và thiết bị là hai yếu tố đóng vai trò cốt lõi trong việc quyết định hiệu suất của dây chuyền chiết nóng. Những dây chuyền được trang bị thiết bị tiên tiến như hệ thống tiệt trùng UHT, máy chiết rót tự động, máy đóng nắp và làm mát thông minh không chỉ giúp rút ngắn thời gian xử lý mà còn tăng độ chính xác, giảm hao hụt nguyên liệu cũng như tiết kiệm năng lượng.
Ngoài ra, việc tích hợp các bộ điều khiển lập trình (PLC), cảm biến tự động, công nghệ kiểm tra không phá hủy (NDT) còn hỗ trợ nhân sự giám sát liên tục quá trình vận hành, từ đó phát hiện kịp thời các sai lệch và cải thiện quy trình tốt hơn.
- Quản lý chất lượng:
Hơn nữa, hiệu quả sản xuất chỉ thật sự bền vững khi đi đôi với một hệ thống quản lý chất lượng toàn diện. Trong dây chuyền chiết nóng, các tiêu chuẩn như HACCP, ISO 22000 hoặc GMP thường được áp dụng để kiểm soát chất lượng ở mọi công đoạn, cho từ tiếp nhận nguyên liệu, xử lý nhiệt, chiết rót đến đóng gói thành phẩm. Ngoài việc kiểm tra cảm quan, doanh nghiệp cần thực hiện thêm các phép kiểm tra vi sinh, đo nhiệt độ chiết rót, áp suất đóng nắp và thử độ bền bao bì một cách định kỳ.

- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm:
Trong dây chuyền chiết nóng, toàn bộ hệ thống tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm như đường ống, bồn chứa, đầu chiết, máy đóng nắp,… cần được làm sạch – khử trùng định kỳ bằng quy trình CIP (Clean-in-Place) hoặc SIP (Sterilization-in-Place).
Đồng thời, khu vực sản xuất phải được bố trí hợp lý để phân tách giữa vùng sạch và vùng thô. Bên cạnh đó, người vận hành cần tuân thủ nghiêm ngặt quy trình vệ sinh cá nhân, mặc đồng phục bảo hộ, đeo khẩu trang và găng tay đúng cách. Tất cả những điều kiện này đều góp phần tạo nên một môi trường sản xuất sạch, an toàn và bền vững.
Lợi ích của dây chuyền chiết nóng nước trái cây
- Bảo quản lâu dài và tiện lợi:
Một trong những ưu điểm vượt trội của dây chuyền chiết nóng là khả năng kéo dài thời hạn sử dụng của sản phẩm mà không dùng đến chất bảo quản nhân tạo. Nhờ quá trình tiệt trùng bằng nhiệt và chiết rót ở nhiệt độ cao, sản phẩm được bảo đảm tính vô trùng và ổn định ngay từ khi đóng gói. Kết quả là nước trái cây giữ được độ tươi ngon và an toàn trong thời gian dài, đáp ứng được nhu cầu phân phối rộng và lưu trữ lâu trong hệ thống siêu thị, xuất khẩu hoặc dự trữ trong gia đình.
Tiêu biểu trong số đó là hệ thống chiết rửa – đóng nắp chai nước trái cây 3 trong 1 DCG, một thiết bị chiết xuất nóng hiện đại được điều khiển tự động thông qua PLC, giao diện MMI và máy biến tần. Nhờ khả năng vận hành ổn định ngay cả trong môi trường chân không, hệ thống này có thể xử lý đa dạng các loại nước trái cây khác nhau. Chính vì vậy, thiết bị thường được ứng dụng rộng rãi trong các dây chuyền chiết rót nước đóng chai hiện nay.

- Giữ nguyên giá trị dinh dưỡng và hương vị:
Mặc dù sử dụng nhiệt độ cao trong thời gian ngắn, dây chuyền chiết nóng hiện đại vẫn giữ lại phần lớn các chất dinh dưỡng có lợi như vitamin, enzyme và chất chống oxy hóa tự nhiên có trong trái cây. Cùng với đó, mùi vị và màu sắc cũng được duy trì gần như nguyên bản nhờ vào công nghệ gia nhiệt nhanh và làm mát tức thời sau chiết. Vì vậy mà người tiêu dùng có thể thưởng thức sản phẩm với hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng gần như không thay đổi so với nguyên liệu tươi.
- Tăng năng suất và giảm chi phí sản xuất:
Không chỉ vậy, việc áp dụng quy trình chiết rót tự động hóa còn giúp doanh nghiệp gia tăng năng suất vô cùng đáng kể, giảm đi sự phụ thuộc vào lao động thủ công và rút ngắn thời gian sản xuất. Từ các công đoạn như nghiền, gia nhiệt, chiết rót, đóng nắp cho đến làm mát, tất cả đều có thể được lập trình và kiểm soát chặt chẽ qua hệ thống tự động. Do đó mà sản phẩm đạt hiệu quả hơn về chất lượng cũng như độ đồng đều.
Câu hỏi thường gặp
Tại sao cần tiệt trùng nước trái cây trong dây chuyền chiết nóng?
Vì tiệt trùng giúp tiêu diệt vi khuẩn và nấm mốc, bảo vệ sản phẩm khỏi sự hư hỏng và kéo dài thời gian bảo quản mà không cần sử dụng chất bảo quản.
Công đoạn chiết rót nóng có tác dụng gì?
Chiết rót nóng sẽ giúp giữ nguyên chất lượng và hương vị của nước trái cây, đồng thời ngăn ngừa sự tái nhiễm vi khuẩn vào sản phẩm trong quá trình chiết vào bao bì.
Làm thế nào để đảm bảo chất lượng nước trái cây trong quy trình chiết nóng?
Để bảo đảm chất lượng, các công đoạn phải được thực hiện trong môi trường kiểm soát chặt chẽ, sử dụng thiết bị hiện đại và tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
Dây chuyền chiết nóng có thể giảm chi phí sản xuất không?
Câu trả lời là có, dây chuyền chiết nóng giúp tăng năng suất và giảm chi phí nhân công nhờ tự động hóa, từ đó giảm thiểu lãng phí trong quá trình sản xuất.
Bao bì nào phù hợp cho nước trái cây chiết nóng?
Các bao bì phổ biến cho nước trái cây chiết nóng bao gồm chai thủy tinh, chai PET, và hộp giấy tiệt trùng. Chúng cho phép bảo quản lâu dài mà không làm giảm chất lượng sản phẩm.
Kết luận
Dây chuyền chiết nóng nước trái cây bao gồm các công đoạn chính như: chuẩn bị nguyên liệu, ép và nghiền, tiệt trùng UHT, chiết rót nóng, đóng nắp, làm mát, bảo quản và dán nhãn – đóng gói. Mỗi bước trong quy trình đều có vai trò riêng và liên kết chặt chẽ với nhau nhằm bảo đảm sản phẩm đạt chất lượng cao, an toàn và ổn định lâu dài.
Không những tiêu diệt hoàn toàn các vi sinh vật, mà chiết xuất nóng còn kéo dài thời hạn sử dụng và giữ lại phần lớn giá trị dinh dưỡng cũng như hương vị tự nhiên của trái cây. Bên cạnh đó, quy trình tự động hóa giúp tăng năng suất, tiết kiệm chi phí nhân công và nâng cao tính cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Vì vậy, đầu tư vào dây chuyền chiết nóng là lựa chọn đáng cân nhắc cho các nhà sản xuất nước trái cây, đặc biệt là những doanh nghiệp hướng đến sản phẩm chất lượng cao, an toàn và phù hợp với xu hướng tiêu dùng hiện đại.
Nếu bạn đang muốn áp dụng dây chuyền chiết nóng nước trái cây trong quy trình sản xuất của doanh nghiệp, đừng ngần ngại liên hệ ngay với Huỳnh Long qua Hotline: 0961 166 388. Chúng tôi sẽ giúp bạn tìm được dây chuyền chiết nóng phù hợp và tốt nhất với nhu cầu của bạn!
Theo dõi Fanpage của Huỳnh Long tại đây.
🔰Liên hệ để được hỗ trợ tư vấn, mua hàng:
CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP HUỲNH LONG
📲: (+84) (28) 3592 6789 / 028 2253 5672 / 0961 166 388
📧: marketing@huynhlong.com.vn
🌐: huynhlong.com.vn
📌: Lô J35, KDC Phú Nhuận, 659 Đỗ Xuân Hợp, P. Phước Long B, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh.