Các thông tin trên sản phẩm luôn được người tiêu dùng chú trọng khi mua sắm, trong đó có thông tin về EXP. Vậy bạn đã thực sự hiểu rõ về EXP? Hãy cùng Huỳnh Long khám phá EXP là gì? Thông tin này thường được in ở đâu trên sản phẩm ngay trong bài viết này nhé!
EXP là gì?
EXP là từ viết tắt của Expiry Date/Expiration date, đây là thuật ngữ thể hiện thông tin về hạn sử dụng của sản phẩm. Sau mốc thời gian đó, chất lượng của hàng hóa sẽ không được đảm bảo và khuyến khích người tiêu dùng không nên sử dụng chúng.
Thông thường, EXP thường được thể hiện chung với ngày sản xuất (MFG) và những thông tin khác như thời gian, mã số sản phẩm, số LOT,…
Expiry Date (EXP date) được in ở đâu trên hàng hóa
Expiry date hay Exp date thường được in trên bao bì của sản phẩm. Tùy thuộc vào hình dạng sản phẩm, EXP thường được in tại những vị trí dễ thấy và đảm bảo tính thẩm mỹ. Các vị trí phổ biến trên bao bì để in hạn sử dụng như in trên thân, nắp, đáy, bên hông hoặc trên tem nhãn kèm theo.
Ví dụ:
- Bao bì dạng chai: EXP in trên nắp, thân chai,…
- Bao bì dạng lon: EXP in ở đáy lon, nắp lon,…
- Bao bì túi: Hạn sử dụng in dưới đáy túi, in trên nhãn của túi,…
- Bao bì dạng hũ: Hạn sử dụng thường in ở đáy, mặt trên của hũ, mặt sau,…
- Bao bì dạng hộp carton: Hạn sử dụng in mặt sau, mặt đáy, bên hông của hộp,…
Thông tin về Expiry Date (hạn sử dụng) cũng như ngày sản xuất in trên bao bì phải đáp ứng theo quy định về nhãn hàng hóa của nhà nước hay quốc tế (Đối với hàng xuất khẩu). Để rõ hơn về quy định ghi hạn sử dụng trên bao bì sản phẩm tại Việt Nam, bạn có thể tham khảo bài viết: “Quy định về cách in hạn sử dụng trên bao bì“
Một số cách ghi hạn sử dụng trên bao bì
Hạn sử dụng (HSD) được tính bắt đầu từ ngày sản xuất đến ngày hết hạn và được thể hiện bằng ngày, tháng, năm hoặc tháng, năm. Nếu trường hợp thể hiện tháng, năm thì hạn sử dụng được hiểu là ngày cuối cùng của tháng.
Tùy theo sản phẩm mà cách ghi hạn sử dụng trên bao bì sẽ khác nhau, dưới đây là các cách ghi EXP hiện nay:
- Date Month Year (ngày, tháng, năm)
Ví dụ: 30122024, 30/12/2024, 30/12/24, 301224, 30.12.24, 30-12-2024. - Month Day Year (tháng, ngày, năm)
Ví dụ: 12302024, 12/30/2024,… - Year Month Day (năm, tháng, ngày)
Ví dụ: 20241230, 2024/12/30,… - Month Year (tháng, năm)
Ví dụ: 10/2024, 10-2024.
Một số lưu ý khi ghi hạn sử dụng trên bao bì:
- Số chỉ ngày, tháng, năm được thể hiện theo năm dương lịch.
- Chỉ riêng số chỉ năm mới được phép ghi 4 chữ số.
- Hạn sử dụng trên bao bì được ghi theo thứ tự ngày tháng năm, nếu ghi thứ tự khác phải có chú thích.
- Nếu sản phẩm in ký hiệu EXP, MFG thì phải thể hiện chú thích bằng tiếng việt là Hạn sử dụng (EXP), Ngày sản xuất (MFG).
Cách ghi khác và ý nghĩa của ngày hết hạn trên bao bì
Ngoài việc ghi ngày hết hạn trên bao bì bằng ký hiệu EXP, nhà sản xuất có thể thể hiện hạn sử dụng của sản phẩm bằng một số cách ghi khác tùy theo loại sản phẩm, quy định của từng quốc gia hay ngành hàng, v.v. Dưới đây là các cách ghi khác của EXP và ý nghĩa của chúng:
BBE (Best before end date)/Best Before/BB (Best By)
Những cụm từ trên đều được hiểu là sử dụng tốt nhất đến ngày. Khi bao bì sản phẩm in những dòng này có nghĩa là nên sử dụng sản phẩm tốt nhất trước ngày được thể hiện trên bao bì. Sau ngày được ghi trên bao bì, người tiêu dùng vẫn có thể sử dụng được sản phẩm, tuy nhiên chất lượng sẽ kém đi.
Những cụm từ này thường được thể hiện trên các sản phẩm như bánh kẹo, đồ uống, gia vị,…
UB (Use by)/UBD (Use By Date)/Best if used by date
Những cụm từ trên được hiểu là hạn sử dụng đến ngày. Người tiêu dùng nên sử dụng sản phẩm trước ngày được thể hiện trên bao bì. Sau ngày này, người tiêu dùng không nên sử dụng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Những cụm từ này thường được sử dụng để in trên các bao bì sản phẩm thực phẩm chế biến sẵn, dược phẩm, mỹ phẩm, v.v.
PAO
PAO (Period After Opening) có nghĩa là thời hạn sử dụng sau khi mở nắp. Thông tin này thường được in dưới dạng ký hiệu mở hộp có số và chữ trên các sản phẩm. Period After Opening thường xuất hiện trên các bao bì sản phẩm của các ngành như:
- Chăm sóc cá nhân (Personal Care): dầu gội, sữa tắm, kem đánh răng,…
- Mỹ phẩm (Cosmetic): kem chống nắng, kem dưỡng da, serum,…
Ví dụ: 12M (trong đó M là viết tắt của từ Month – Tháng) có nghĩa là sản phẩm nên sử dụng trong vòng 12 tháng sau khi mở. Tuy nhiên, người tiêu dùng phải đối chiếu so với hạn sử dụng để đảm bảo không sử dụng quá thời gian được quy định.
Ngoài ra, người tiêu dùng cần phải chú ý đến ngày hết hạn trên bao bì, tránh tác động mạnh trên bao bì để tránh trường hợp thông tin in bị tróc, phai mờ, dẫn đến tình trạng khó nhận biết hoặc không xác định được thời gian hết hạn của sản phẩm.
Thông tin về ngày sản xuất, hạn sử dụng phải được in rõ ràng và chính xác và có độ bám dài lâu trên bao bì trong suốt quá trình vận chuyển và bảo quản. Để đáp ứng yêu cầu này, các nhà sản xuất thường sử dụng các thiết bị chuyên dụng là máy in date. Tùy thuộc vào chất liệu bao bì mà nhà sản xuất lựa chọn loại máy in hạn sử dụng như: máy in máy in phun liên tục, máy in laser, máy in truyền nhiệt,…
Nếu bạn đang tìm máy in hạn sử dụng cho bao bì, hãy tham khảo bài viết này: “Cách chọn máy in hạn sử dụng công nghiệp phù hợp”
Hy vọng qua bài viết này, Huỳnh Long đã giúp bạn hiểu rõ hơn về “EXP là gì” cũng như các thông tin về các ghi hạn sử dụng và các cách ghi khác của EXP trên bao bì. Nếu bạn đang là nhà sản xuất và cần tìm mua máy in hạn sử dụng chất lượng và giá tốt, hãy tham khảo các dòng máy in Videojet mà Huỳnh Long cung cấp trên thị trường. Để được tư vấn rõ hơn về các dòng máy in NSX-HSD, đừng ngần ngại liên hệ ngay Hotline: 0961 166 388. Đội ngũ tư vấn viên của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn một cách tận tình nhất.
Theo dõi Fanpage của Huỳnh Long tại đây.
🔰Liên hệ để được hỗ trợ tư vấn, mua hàng:
CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP HUỲNH LONG
📲: (+84) (28) 3592 6789 / 028 2253 5672 / 0961 166 388
📧: marketing@huynhlong.com.vn
🌐: huynhlong.com.vn
📌: Lô J35, KDC Phú Nhuận, 659 Đỗ Xuân Hợp, P. Phước Long B, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh.