Mặc dù cùng hướng đến mục tiêu lưu trữ và quản lý thông tin hiệu quả, mã vạch 1D và 2D lại có sự khác biệt đáng kể về cấu trúc, khả năng chứa dữ liệu và công nghệ quét. Việc nắm rõ sự khác nhau giữa hai loại mã vạch này không chỉ tối ưu hóa quy trình vận hành, mà nó còn giúp doanh nghiệp tìm được giải pháp phù hợp với từng lĩnh vực ứng dụng cụ thể. Vậy mã vạch 1D và 2D khác nhau ở điểm nào? Bạn hãy cùng Huỳnh Long tìm hiểu thông qua bài so sánh chi tiết sau đây nhé.
Giới thiệu về mã vạch
Mã vạch (barcode) là một công nghệ mã hóa thông tin thành dạng hình ảnh, bao gồm các vạch đen và khoảng trắng với độ dày khác nhau hoặc các mô hình hình học. Thông qua việc sử dụng các thiết bị quét như máy đọc mã vạch (scanner) hoặc camera, thông tin được mã hóa trong mã vạch có thể được nhận diện và giải mã một cách nhanh chóng và chính xác.
Hiện nay, mã vạch được chia thành hai loại chính là mã vạch 1D và mã vạch 2D.
Mã vạch 1D (One-Dimensional Barcode), hay còn gọi là mã vạch tuyến tính, mã 1D thể hiện dữ liệu dưới dạng một chuỗi các đường thẳng song song với độ rộng khác nhau. Đây là loại mã vạch truyền thống cũng như phổ biến nhất, nó được sử dụng để lưu trữ các dãy ký tự đơn giản như số hoặc chữ cái.
Một số ví dụ điển hình bao gồm: mã UPC (Universal Product Code) trong bán lẻ và mã EAN (European Article Number) trong thương mại quốc tế.
Mã vạch 2D (Two-Dimensional Barcode) là dạng mã hóa dữ liệu theo chiều ngang và chiều dọc và cho phép lưu trữ lượng thông tin lớn hơn trong một diện tích nhỏ. Thay vì chỉ là các vạch thẳng, mã 2D có thể có hình dạng ô vuông, lưới hoặc mô hình phức tạp khác. Một số loại mã 2D phổ biến là QR Code (Quick Response Code) và Data Matrix. Mã 2D không chỉ lưu trữ văn bản mà nó còn có thể chứa liên kết URL, hình ảnh, và thậm chí cả dữ liệu nhúng.
Mã vạch 1D là gì?
Mã vạch 1D một là dạng mã vạch truyền thống, thường được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực nhờ vào sự đơn giản nhưng đem lại hiệu quả. Về cơ bản, mã vạch 1D được tạo thành từ các dãy thanh ngang màu đen xen kẽ với những khoảng trắng. Mỗi thanh và khoảng trắng có độ rộng khác nhau, đại diện cho các ký tự hoặc con số dựa trên một hệ thống mã hóa xác định. Khi ta quét, máy đọc mã vạch sẽ giải mã sự khác biệt về độ rộng này để trích xuất dữ liệu đã được mã hóa.
Mặc dù có cấu trúc đơn giản, nhưng mã vạch 1D cực kỳ hiệu quả trong việc lưu trữ dữ liệu cơ bản. Thông tin chỉ được mã hóa theo một chiều ngang, từ trái sang phải. Các thanh đen và khoảng trắng liên tiếp nhau sẽ biểu diễn dãy số hoặc chữ cái, tùy thuộc vào tiêu chuẩn mã vạch được sử dụng, chẳng hạn như UPC (Universal Product Code), EAN (European Article Number), Code 39 hay Code 128. Một đặc điểm cần lưu ý là độ dài của mã vạch 1D sẽ tỷ lệ thuận với lượng thông tin cần lưu trữ, nếu càng chứa nhiều dữ liệu thì mã vạch sẽ càng dài.
Nhờ ưu điểm đơn giản và khả năng xử lý nhanh, mã vạch 1D đã được vận dụng rất nhiều xong thực tiễn. Trong ngành bán lẻ, mã vạch 1D được in trên hầu hết các sản phẩm nên nhân viên có thể quét nhanh thông tin sản phẩm tại quầy thanh toán, từ đó tiết kiệm thời gian và hạn chế sai sót. Trong lĩnh vực kiểm kê kho, mã 1D hỗ trợ theo dõi số lượng tồn kho, tình trạng sản phẩm, cũng như quản lý nhập xuất hàng hóa một cách hiệu quả. Ngoài ra, trong vận chuyển và logistics, mã vạch 1D thường được dán trên các gói hàng để theo dõi hành trình vận chuyển từ kho bãi đến tay người nhận.

Mã vạch 2D là gì?
Mã vạch 2D à một bước tiến nổi bật trong công nghệ mã hóa dữ liệu, vì nó có thể lưu trữ được lượng thông tin lớn hơn so với mã vạch 1D truyền thống. Khác với các đường thẳng song song của mã vạch 1D, mã vạch 2D có cấu trúc phức tạp hơn, như dưới dạng một hình vuông hoặc hình chữ nhật, bao gồm các ô vuông nhỏ màu đen và trắng sắp xếp theo một mô hình nhất định. Thay vì chỉ mã hóa thông tin theo chiều ngang, mã vạch 2D mã hóa dữ liệu theo cả chiều ngang và chiều dọc, cho phép nó chứa hàng trăm ký tự trong một diện tích rất nhỏ.
Thông tin trong mã vạch 2D được biểu diễn thông qua các điểm, hình khối hoặc mẫu lưới nhỏ. Nhờ cấu trúc này, mã 2D không chỉ lưu trữ được các văn bản đơn giản mà còn các dữ liệu phức tạp như địa chỉ website, hình ảnh, thông tin xác thực và thậm chí cả tệp dữ liệu. Chính vì khả năng lưu trữ vượt trội, mã vạch 2D đã trở thành công cụ đắc lực cho những ứng dụng đòi hỏi lưu giữ nhiều dữ liệu trong không gian hạn chế.
Với ưu điểm về khả năng chứa thông tin lớn và mức độ bảo mật cao, mã vạch 2D được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Trong các ứng dụng yêu cầu độ an toàn cao, mã vạch 2D thường được tích hợp trong vé điện tử, chứng từ thanh toán, thẻ lên máy bay hay hệ thống xác thực sản phẩm.
Còn trong lĩnh vực marketing và quảng cáo, QR Code – một dạng phổ biến của mã vạch 2D đang được sử dụng để dẫn dắt khách hàng đến các website, chiến dịch khuyến mãi, hoặc nội dung quảng bá đặc biệt một cách nhanh chóng cũng như tiện lợi và dễ sử dụng.
Ngoài ra, mã vạch 2D còn đảm nhận một vai trò đặc biệt trong việc quản lý tài liệu, khi nó giúp tối ưu hóa chuỗi cung ứng và đảm bảo tính xác thực của sản phẩm trong thương mại. Do đó, việc quét mã 2D bằng điện thoại thông minh hoặc các thiết bị chuyên dụng cũng trở nên dễ dàng và phổ biến hơn.

Sự khác biệt giữa mã vạch 1D và mã vạch 2D
Mặc dù cùng chung mục đích là mã hóa và lưu trữ thông tin, nhưng mã vạch 1D và mã vạch 2D lại có nhiều điểm khác biệt rõ rệt về cấu trúc, dung lượng dữ liệu cũng như công nghệ quét. Hiểu rõ được sự khác nhau giữa hai loại mã vạch này sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn được giải pháp phù hợp cho nhu cầu vận hành cũng như quản lý thông tin của mình. Bảng dưới đây sẽ tóm lược những điểm khác biệt cơ bản giữa mã vạch 1D và mã vạch 2D:
Yếu tố | Mã vạch 1D | Mã vạch 2D |
Cấu trúc | Chỉ có chiều dài (một chiều) và các thanh đen trắng song song. | Có cả chiều dài và chiều rộng (hai chiều), theo dạng lưới ô vuông hoặc hình chữ nhật. |
Khả năng lưu trữ | Chứa ít dữ liệu (khoảng 20–30 ký tự). | Có thể chứa hàng nghìn ký tự, bao gồm URL, văn bản, hình ảnh… |
Công nghệ và cách quét mã | Chỉ cần máy quét đơn giản, thường là máy quét laser. | Cần thiết bị đặc biệt hơn như máy quét hình ảnh hoặc camera để giải mã các dữ liệu phức tạp. |
Lợi ích và nhược điểm của mã vạch 1D và mã vạch 2D
Mỗi loại mã vạch đều sở hữu những ưu điểm riêng biệt, đồng thời cũng tồn tại những hạn chế nhất định trong quá trình sử dụng. Do đó, việc hiểu rõ lợi ích và nhược điểm của mã vạch 1D và 2D sẽ giúp bạn lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình.
Như mã vạch 1D mang đến nhiều lợi ích nhờ vào thiết kế đơn giản và chi phí triển khai thấp. Các doanh nghiệp có thể dễ dàng tạo mã, in ấn và sử dụng các thiết bị quét laser phổ thông để đọc dữ liệu một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, điểm hạn chế lớn nhất của mã vạch 1D là khả năng chứa dữ liệu tương đối thấp, chỉ khoảng 20–30 ký tự. Ngoài ra, mã vạch 1D chỉ phù hợp để lưu trữ thông tin cơ bản như mã sản phẩm hoặc số sê-ri, và không thể mã hóa những dữ liệu phức tạp hơn như URL, hình ảnh hay thông tin xác thực chi tiết.
Ngược lại, mã vạch 2D nổi bật với khả năng lưu trữ dữ liệu lớn và đa dạng. Một mã vạch 2D có thể chứa hàng nghìn ký tự, bao gồm văn bản, địa chỉ website, thông tin liên hệ, thậm chí cả hình ảnh hoặc dữ liệu nhúng. Nhờ đó, mã 2D lại đáp ứng tốt hơn về các nhu cầu ứng dụng trong những lĩnh vực cần sự bảo mật và lưu trữ thông tin phức tạp như thanh toán điện tử, xác thực sản phẩm hay chiến dịch marketing số…
Tuy nhiên, để người dùng có thể đọc và giải mã mã vạch 2D, bạn cũng cần trang bị các thiết bị quét chuyên dụng như máy quét hình ảnh hoặc camera có hỗ trợ phần mềm giải mã. Do đó, chi phí đầu tư ban đầu sẽ cao hơn so với hệ thống mã vạch 1D. Ngoài ra, việc tích hợp và vận hành hệ thống mã vạch 2D đôi khi cũng đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng hơn về mặt kỹ thuật.

Mã vạch 1D và mã vạch 2D trong ngành công nghiệp
Ứng dụng trong quản lý kho hàng
Trong lĩnh vực quản lý kho hàng, mã vạch 1D được sử dụng phổ biến nhờ sự đơn giản và hiệu quả của nó trong việc theo dõi hàng hóa và sản phẩm. Các doanh nghiệp thường gán mã 1D cho từng mặt hàng để nhanh chóng kiểm tra tồn kho, hỗ trợ nhập – xuất hàng hóa và chắc chắn luồng vận chuyển di chuyển đúng hướng. Bên cạnh đó, việc sử dụng máy quét laser còn giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho các hoạt động kiểm kê định kỳ.
Tuy nhiên, với bối cảnh công nghệ ngày càng phát triển và yêu cầu cao về việc kiểm soát thông tin chi tiết, thì mã vạch 2D ngày càng được ứng dụng rộng rãi hơn trong quản lý kho. Không chỉ dừng lại ở việc nhận diện mã sản phẩm, mã 2D còn có thể lưu trữ thêm nhiều thông tin như ngày hết hạn, số lô sản xuất, số serial, xuất xứ hàng hóa hoặc các hướng dẫn bảo quản.

Ứng dụng trong bán lẻ và thanh toán
Trong lĩnh vực bán lẻ, mã vạch 1D đã trở thành công cụ quen thuộc và không thể thiếu để quá trình bán hàng trở nên tối ưu hơn. Các mã vạch 1D thường được in trên tem giá sản phẩm hoặc bao bì, giúp nhân viên thu ngân nhanh chóng quét và nhận diện thông tin về sản phẩm như tên, giá tiền và số lượng tồn kho. Có thể nói, việc ứng dụng mã vạch 1D không chỉ rút ngắn thời gian giao dịch tại quầy thanh toán mà còn nó giảm thiểu sai sót khi nhập liệu thủ công từ phía con người.
Song song đó, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thời đại công nghệ số và nhu cầu thanh toán không tiền mặt, mã vạch 2D – đặc biệt là dạng QR code đã trở thành phương thức phổ biến nhất trong các ứng dụng thanh toán điện tử. Người dùng chỉ cần quét mã 2D bằng điện thoại thông minh là có thể thực hiện các giao dịch thanh toán một cách tiện lợi và an toàn. Không chỉ vậy, mã 2D còn có thể chứa thêm thông tin như tên cửa hàng, nội dung khuyến mãi, hoặc liên kết đến các chương trình khách hàng thân thiết…
Bên cạnh đó, nếu bạn đang tìm kiếm một chiếc thiết bị in rõ ràng, sắc nét đến từng chi tiết để ứng dụng trong các ngành sản xuất công nghiệp, thì Huỳnh Long gợi ý cho bạn máy in phun date Videojet 1880 – một siêu phẩm không thể bỏ qua trong công nghệ in mã vạch 2D. Thiết bị này sở hữu khả năng in tốc độ cao lên đến 334m/phút (10 ký tự/inch, in dòng đơn), cùng với đó là bộ chuẩn đoán tiên tiến Videojet MAXIMiZE™ giúp dây chuyền không bị gián đoạn. Từ những ưu điểm vượt trội này, chắc hẳn bạn đã hiểu vì sao Videojet 1880 đang được sử dụng phổ biến trong nhiều ngành sản xuất hiện nay.

Câu hỏi thường gặp
Mã vạch 2D có thay thế hoàn toàn mã vạch 1D không?
Không hoàn toàn. Mỗi loại phù hợp với những ứng dụng khác nhau, tùy vào nhu cầu lưu trữ dữ liệu và thiết bị quét sử dụng.
Máy quét mã vạch 1D có quét được mã vạch 2D không?
Không. Máy quét mã vạch 1D chỉ đọc được mã 1D. Nếu bạn muốn quét mã 2D thì phải cần máy quét ảnh (imager) hoặc camera hỗ trợ 2D.
Mã vạch 2D có bảo mật tốt hơn mã vạch 1D không?
Câu trả lời là có. Mã vạch 2D hỗ trợ mã hóa thông tin phức tạp, có thể kết hợp với công nghệ xác thực để tăng độ bảo mật.
Mã QR có phải là mã vạch 2D không?
Đúng. Mã QR là một dạng phổ biến của mã vạch 2D với khả năng lưu trữ dữ liệu cao và dễ đọc bằng camera điện thoại.
Làm thế nào để chọn giữa mã vạch 1D và mã vạch 2D?
Dựa trên nhu cầu lưu trữ dữ liệu và thiết bị quét. Nếu chỉ cần lưu thông tin cơ bản, dùng 1D; nếu cần chứa nhiều dữ liệu và bảo mật hơn, chọn 2D.
Kết luận
Tóm lại, mã vạch 1D và mã vạch 2D đều sở hữu những ưu điểm riêng, phù hợp với các nhu cầu sử dụng khác nhau. Mã vạch 1D nổi bật với cấu trúc đơn giản, dễ tạo lập và chi phí triển khai thấp, rất thích hợp cho các hoạt động bán lẻ, quản lý kho cơ bản. Trong khi đó, mã vạch 2D cung cấp khả năng lưu trữ lượng dữ liệu lớn hơn, hỗ trợ mã hóa thông tin phức tạp như URL, hình ảnh, giúp đáp ứng tốt các yêu cầu hiện đại như thanh toán điện tử và xác thực sản phẩm.
Việc lựa chọn giữa mã vạch 1D và 2D cần dựa trên nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp. Nếu bạn chỉ cần quản lý dữ liệu đơn giản, yêu cầu tốc độ xử lý nhanh nhưng vẫn tiết kiệm chi phí, mã vạch 1D sẽ là giải pháp hợp lý. Ngược lại, nếu yêu cầu lưu trữ nhiều thông tin, tăng cường bảo mật hoặc tích hợp với các nền tảng số, mã vạch 2D sẽ là lựa chọn ưu việt hơn.
Nếu bạn đang tìm mua một trong những dòng máy in công nghiệp tốc độ cao cho quy trình sản xuất của mình, đừng ngần ngại liên hệ ngay với Huỳnh Long qua Hotline: 0961 166 388. Chúng tôi sẽ giúp bạn tìm được chiếc máy phù hợp và tốt nhất với nhu cầu của bạn!
Xem thêm:
Theo dõi Fanpage của Huỳnh Long tại đây.
🔰Liên hệ để được hỗ trợ tư vấn, mua hàng:
CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP HUỲNH LONG
📲: (+84) (28) 3592 6789 / 028 2253 5672 / 0961 166 388
📧: marketing@huynhlong.com.vn
🌐: huynhlong.com.vn
📌: Lô J35, KDC Phú Nhuận, 659 Đỗ Xuân Hợp, P. Phước Long B, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh.