Tiêu chuẩn IFS là gì? Tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng và ATTP

Tiêu chuẩn IFS là gì? Tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng và ATTP

Không chỉ là thước đo cho chất lượng sản phẩm, IFS còn giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Vậy tiêu chuẩn IFS là gì, có những yêu cầu cụ thể nào và mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp? Hãy cùng Huỳnh Long tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Mục lục

IFS là gì? Ai là đơn vị phát triển và mục tiêu của tiêu chuẩn này?

Tiêu chuẩn IFS (International Featured Standards) là một bộ tiêu chuẩn quốc tế nhằm đánh giá chất lượng và an toàn thực phẩm trong toàn bộ chuỗi cung ứng. IFS giúp đảm bảo rằng sản phẩm được sản xuất và phân phối đúng quy trình, đáp ứng các yêu cầu khắt khe về vệ sinh, kiểm soát chất lượng và truy xuất nguồn gốc.

IFS được tạo ra bởi tổ chức nào?

Tiêu chuẩn IFS được phát triển bởi HDE Hiệp hội các nhà bán lẻ Đức, FCD Liên đoàn Thương mại và Phân phối Pháp. Mục tiêu ban đầu là thiết lập một hệ thống đánh giá thống nhất về chất lượng và an toàn thực phẩm cho các nhà cung cấp của họ trên toàn cầu.

Hiện nay, IFS được quản lý bởi tổ chức International Featured Standards và là một trong những tiêu chuẩn được công nhận bởi GFSI Sáng kiến An toàn Thực phẩm Toàn cầu, giúp tạo ra sự nhất quán và tin cậy trong chuỗi cung ứng thực phẩm quốc tế.

IFS có vai trò gì trong chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu?

IFS đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và đảm bảo an toàn thực phẩm ở mọi mắt xích của chuỗi cung ứng. Cụ thể:

  • Chuẩn hóa quy trình sản xuất: Đảm bảo các nhà máy, cơ sở sản xuất tuân thủ quy định chung về quản lý chất lượng và vệ sinh.
  • Kiểm soát chất lượng đầu ra: Giảm nguy cơ sản phẩm lỗi, nhiễm bẩn hoặc không đạt tiêu chuẩn đến tay người tiêu dùng.
  • Giảm rủi ro an toàn thực phẩm:Giúp phát hiện sớm và ngăn ngừa các mối nguy về thực phẩm.
  • Tăng sự tin tưởng từ khách hàng và nhà bán lẻ quốc tế:Đặc biệt quan trọng khi doanh nghiệp muốn xuất khẩu hoặc hợp tác với các chuỗi siêu thị lớn toàn cầu.

Điểm mới trong phiên bản IFS Food 7

Phiên bản IFS Food 7 là bản cập nhật mới nhất với nhiều cải tiến nhằm phù hợp hơn với xu hướng và yêu cầu hiện đại:

  • Cập nhật nội dung theo xu hướng mới: Bao gồm các yếu tố về văn hóa an toàn thực phẩm, đạo đức kinh doanh, và truy xuất nguồn gốc.
  • Tăng tính minh bạch và khả năng đánh giá: Quy trình đánh giá được điều chỉnh để dễ theo dõi và minh bạch hơn.
  • Điều chỉnh cách tính điểm: Thay đổi cách đánh giá điểm để thúc đẩy cải tiến liên tục, không chỉ dừng lại ở việc đáp ứng yêu cầu tối thiểu.
Định nghĩa về tiêu chuẩn IFS
IFS là bộ tiêu chuẩn quốc tế do Hiệp hội bán lẻ Đức và Pháp phát triển

So sánh IFS với các tiêu chuẩn quốc tế khác

IFS vs. ISO 22000

Phạm vi: ISO 22000 là hệ thống quản lý an toàn thực phẩm toàn diện, áp dụng cho mọi tổ chức trong chuỗi thực phẩm. Trong khi đó, IFS là tiêu chuẩn đánh giá, tập trung vào việc kiểm tra, chấm điểm hệ thống chất lượng và an toàn thực phẩm tại doanh nghiệp.

Tính thực thi: ISO thiên về khung quản lý lý thuyết và cải tiến nội bộ, còn IFS tập trung vào tuân thủ thực tế, có danh mục kiểm tra chi tiết và đánh giá tại chỗ.

Chứng nhận & uy tín quốc tế: Cả hai đều được công nhận toàn cầu, tuy nhiên IFS thường được các nhà bán lẻ châu Âu yêu cầu, đặc biệt trong ngành thực phẩm đóng gói.

IFS vs. HACCP

HACCO là nền tảng cơ bản trong quản lý an toàn thực phẩm, tập trung vào việc nhận diện và kiểm soát các mối nguy.

IFS tích hợp HACCP, đồng thời bổ sung:

  • Hệ thống quản lý chất lượng
  • Yêu cầu cụ thể từ khách hàng
  • Các tiêu chí đánh giá chi tiết năng lực vận hành và kiểm soát nội bộ

Vì vậy, IFS có tính bao quát và nghiêm ngặt hơn nhiều so với chỉ áp dụng HACCP đơn lẻ.

IFS vs. BRC & FSSC 22000

IFS và BRC có độ chi tiết tương đương nhau, đều có các tiêu chí kiểm tra cụ thể và thường xuyên được cập nhật.

IFS phổ biến ở thị trường EU lục địa, trong khi BRC được ưa chuộng tại Anh và các quốc gia sử dụng tiếng Anh.

FSSC 22000 lại dựa trên nền tảng ISO 22000 kết hợp các chương trình tiên quyết bổ sung (PRPs), thường được các tập đoàn sản xuất lớn lựa chọn vì tính hệ thống và khả năng tích hợp cao.

Khi nào doanh nghiệp nên chọn IFS?

Doanh nghiệp nên chọn IFS khi:

  • Hướng đến xuất khẩu vào thị trường EU, đặc biệt là các chuỗi siêu thị lớn tại Đức, Pháp, Tây Ban Nha,…
  • Muốn làm việc với nhà bán lẻ quốc tế yêu cầu minh bạch trong quy trình kiểm soát chất lượng và an toàn thực phẩm.
  • Cần chứng minh năng lực tổ chức và sự tuân thủ cao trong sản xuất, đặc biệt với sản phẩm thực phẩm đóng gói hoặc chế biến.
Phân biệt IFS với các tiêu chuẩn khác
IFS tập trung nhiều hơn vào yêu cầu của nhà bán lẻ và kiểm soát quy trình sản xuất chi tiết

Nội dung và cấu trúc của tiêu chuẩn IFS Food phiên bản 7

IFS Food phiên bản 7 là một trong những tiêu chuẩn đánh giá an toàn thực phẩm phổ biến nhất dành cho các cơ sở chế biến, đóng gói thực phẩm trừ nông sản thô.

7 phiên bản chính trong IFS Food

IFS Food 7 được chia thành 7 chương mục chính, bao quát toàn bộ hệ thống vận hành, sản xuất và kiểm soát chất lượng:

  1. Quản trị và cam kết: Đánh giá vai trò của ban lãnh đạo trong việc xây dựng văn hóa an toàn thực phẩm, lập kế hoạch, phân công trách nhiệm rõ ràng và cam kết cải tiến liên tục.
  2. Hệ thống quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm: Bao gồm các chính sách, tài liệu, quy trình kiểm soát mối nguy, kiểm tra định kỳ và quản lý hồ sơ liên quan đến chất lượng và ATTP.
  3. Quản lý tài nguyên: Tập trung vào cơ sở hạ tầng, thiết bị, nguồn nhân lực, chương trình đào tạo, sức khỏe và vệ sinh cá nhân.
  4. Quy trình sản xuất: Theo dõi và kiểm soát toàn bộ chuỗi sản xuất: từ nguyên liệu đầu vào, chế biến, đóng gói cho đến sản phẩm cuối cùng.
  5. Đo lường, phân tích & cải tiến: Bao gồm hoạt động kiểm tra nội bộ, hiệu chuẩn thiết bị, xử lý sản phẩm không phù hợp, phân tích dữ liệu và hành động khắc phục.
  6. Phòng vệ thực phẩm & kiểm soát gian lận thực phẩm: Đảm bảo doanh nghiệp có biện pháp phòng ngừa các hành vi phá hoại, giả mạo sản phẩm hoặc làm sai lệch thông tin vì mục đích gian lận.
  7. Phát triển sản phẩm và kiểm soát từ bên ngoài: Quản lý rủi ro liên quan đến sản phẩm mới, thay đổi công thức và giám sát hoạt động của nhà cung cấp hoặc bên gia công.

Cách đánh giá điểm số trong tiêu chuẩn IFS

Hệ thống chấm điểm trong IFS Food được thiết kế để đánh giá mức độ tuân thủ theo từng yêu cầu cụ thể:

  • A (Tuân thủ đầy đủ)
  • B (Tuân thủ phần lớn, có điểm cần cải thiện nhỏ)
  • C (Không tuân thủ đáng kể, cần hành động khắc phục rõ ràng)
  • D (Không tuân thủ nghiêm trọng, ảnh hưởng đến an toàn hoặc chất lượng)
  • KO (Knock Out – Lỗi nghiêm trọng, không thể chấp nhận)

Để đạt chứng nhận, doanh nghiệp không được mắc lỗi KO và phải đạt ít nhất 75% tổng số điểm. Các lỗi KO có trọng số cao và sẽ khiến doanh nghiệp rớt chứng nhận ngay lập tức, bất kể điểm tổng thể.

Những yêu cầu nghiêm ngặt cần lưu ý

Khi áp dụng IFS Food, doanh nghiệp cần đặc biệt chú trọng đến các yêu cầu được kiểm tra khắt khe nhất:

  • Truy xuất nguồn gốc: Phải chứng minh được dòng di chuyển của nguyên liệu và sản phẩm theo cả hai chiều ngược, xuôi.
  • Kiểm soát mối nguy và điểm CCP:Đảm bảo có kế hoạch HACCP hiệu quả, theo dõi sát sao các điểm tới hạn.
  • Quản lý dị vật:Đặc biệt chú ý đến các thiết bị dò kim loại, sàng lọc, camera phát hiện,… trong quy trình.
  • Đào tạo nhân viên định kỳ:Nhân viên phải hiểu rõ vai trò của mình trong hệ thống ATTP và được cập nhật kiến thức liên tục.
Nội dung của tiêu chuẩn IFS Food phiên bản 7
Nội dung và cấu trúc của tiêu chuẩn IFS Food phiên bản 7 tập trung quản lý chất lượng, ATTP và kiểm soát chuỗi cung ứng

Các loại tiêu chuẩn IFS hiện nay

IFS Food

IFS Food là tiêu chuẩn cốt lõi và phổ biến nhất, áp dụng cho các doanh nghiệp:

  • Chế biến thực phẩm
  • Đóng gói sản phẩm thực phẩm bao gồm cả sản phẩm bao gói lại, đóng nhãn lại.

Tiêu chuẩn này đánh giá toàn diện từ hệ thống quản lý chất lượng đến kiểm soát an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất.

IFS Logistics

IFS Logistics dành cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận chuyển, lưu kho, phân phối hàng hóa, đặc biệt là thực phẩm hoặc sản phẩm có yêu cầu bảo quản đặc biệt như: lạnh, đông lạnh,…

Tiêu chuẩn này đảm bảo sản phẩm giữ nguyên chất lượng và an toàn trong quá trình vận chuyển hoặc lưu trữ.

IFS Broker

IFS Broker áp dụng cho các doanh nghiệp làm trung gian như:

  • Đại lý thương mại
  • Nhà phân phối không trực tiếp sản xuất hay vận chuyển

Mục tiêu là đảm bảo nhà môi giới chịu trách nhiệm giám sát chất lượng và an toàn của sản phẩm mà họ giao dịch, thông qua việc lựa chọn và kiểm soát nhà cung cấp phù hợp.

IFS HPC, PACsecure, Global Markets Food

IFS HPC: Dành cho các sản phẩm tiêu dùng không phải thực phẩm như mỹ phẩm, khăn giấy, tã, sản phẩm vệ sinh cá nhân,… Đảm bảo chất lượng, vệ sinh và tính tuân thủ trong sản xuất.

IFS PACsecure: Áp dụng cho doanh nghiệp sản xuất bao bì thực phẩm, đặc biệt nhấn mạnh kiểm soát nguy cơ ô nhiễm và an toàn khi tiếp xúc thực phẩm.

IFS Global Markets Food: Là chương trình được thiết kế như bước đệm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp họ từng bước xây dựng hệ thống quản lý chất lượng và ATTP theo hướng đạt chuẩn IFS Food trong tương lai.

Các loại tiêu chuẩn IFS
Các loại tiêu chuẩn IFS phổ biến hiện nay

Quy trình chứng nhận IFS từ A đến Z

Bước 1: Đánh giá nội bộ và chuẩn bị tài liệu

Doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm theo yêu cầu của IFS, bao gồm:

  • Thiết lập các quy trình và chính sách phù hợp
  • Đào tạo nhân sự về nhận thức an toàn thực phẩm và vai trò trong hệ thống
  • Tài liệu hóa toàn bộ hoạt động: kiểm soát nguyên liệu, quy trình sản xuất, vệ sinh, truy xuất nguồn gốc, kiểm soát rủi ro,…

Đây là bước quan trọng giúp doanh nghiệp tự đánh giá mức độ sẵn sàng trước khi mời tổ chức chứng nhận đến đánh giá chính thức.

Bước 2: Đăng ký và chọn tổ chức đánh giá

Doanh nghiệp cần liên hệ một tổ chức chứng nhận được IFS công nhận và có năng lực đánh giá phù hợp với lĩnh vực của mình. Sau khi trao đổi, hai bên sẽ ký hợp đồng đánh giá, thống nhất thời gian, phạm vi và chi phí kiểm tra.

Danh sách các tổ chức chứng nhận được IFS phê duyệt có thể được tra cứu trên trang web chính thức của IFS.

Bước 3: Đánh giá chính thức tại hiện trường

Tổ chức chứng nhận sẽ cử chuyên gia đến cơ sở để tiến hành đánh giá thực tế. Thời gian đánh giá thường kéo dài từ 1 – 3 ngày, tùy vào quy mô và tính chất hoạt động của doanh nghiệp.

Các nội dung đánh giá bao gồm:

  • Hồ sơ tài liệu hệ thống quản lý
  • Quan sát trực tiếp quy trình sản xuất, đóng gói
  • Phỏng vấn nhân viên
  • Kiểm tra cơ sở vật chất, thiết bị, khu vực lưu trữ, vệ sinh, truy xuất nguồn gốc,…

Sau buổi đánh giá, doanh nghiệp sẽ nhận được báo cáo tổng hợp các điểm mạnh và các điểm cần khắc phục (nếu có).

Bước 4: Nhận chứng chỉ và duy trì hằng năm

Nếu doanh nghiệp đạt yêu cầu, không có lỗi KO và đạt ≥ 75% điểm tổng, tổ chức chứng nhận sẽ cấp chứng chỉ IFS, có hiệu lực trong vòng 12 tháng.

Doanh nghiệp cần duy trì hệ thống, thực hiện đánh giá định kỳ mỗi năm để gia hạn chứng nhận. Trường hợp có sự cố nghiêm trọng hoặc bị khiếu nại, tổ chức chứng nhận có thể tiến hành đánh giá đột xuất hoặc thu hồi chứng chỉ.

Quy trình xin chứng nhận tiêu chuẩn IFS
Quy trình chứng nhận IFS Food

Nếu bạn đang tìm giải pháp để đáp ứng tiêu chuẩn IFS, đừng ngần ngại liên hệ Huỳnh Long là đơn vị cung cấp máy in date, code, máy dò kim loại, máy đóng gói và thiết bị kiểm tra chất lượng uy tín, chuyên nghiệp.

Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp trên hành trình nâng cao chất lượng và hội nhập quốc tế. Hãy liên hệ ngay với Huỳnh Long qua hotline 0961 166 388 để được tư vấn cụ thể và chi tiết nhé!

Chi phí và thời gian để đạt chứng nhận IFS

Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí

Chi phí để đạt được chứng nhận IFS không cố định, mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Quy mô doanh nghiệp: Cơ sở lớn, nhiều dây chuyền sản xuất sẽ cần nhiều ngày đánh giá hơn.
  • Lĩnh vực hoạt động:Ngành thực phẩm chế biến sâu thường phức tạp và cần đánh giá kỹ lưỡng hơn.
  • Độ phức tạp của quy trình sản xuất: Sản phẩm đa dạng, nhiều công đoạn, yêu cầu kiểm tra rộng hơn.
  • Khoảng cách địa lý:Chi phí đi lại, ăn ở cho chuyên gia đánh giá cũng được tính vào chi phí tổng.
  • Mức độ chuẩn bị sẵn của doanh nghiệp: Nếu doanh nghiệp đã có hệ thống tốt, chi phí đánh giá và thời gian hiệu chỉnh sẽ ít hơn.

Trung bình, tổng chi phí cho quá trình đánh giá và cấp chứng chỉ IFS có thể dao động từ 60 – 200 triệu đồng, tùy vào các yếu tố trên.

Thời gian trung bình cho mỗi giai đoạn

Tổng thời gian để hoàn thành chứng nhận IFS thường nằm trong khoảng 3 đến 6 tháng, bao gồm:

  • 1 – 2 tháng: Chuẩn bị hệ thống, đào tạo, tài liệu hóa
  • 1 – 2 tháng: Tự đánh giá và hiệu chỉnh sai sót
  • 1 tháng: Liên hệ tổ chức chứng nhận, ký hợp đồng, đánh giá tại hiện trường
  • 1 – 2 tuần: Chờ kết quả, cấp chứng nhận nếu đạt yêu cầu

Thời gian có thể nhanh hơn nếu doanh nghiệp đã từng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng khác như HACCP, ISO 22000,…

Lưu ý giúp tối ưu chi phí và thời gian đánh giá

Để tiết kiệm chi phí và rút ngắn thời gian đạt chứng nhận, doanh nghiệp nên lưu ý một số điểm sau:

  • Tự đánh giá nội bộ trướcđể phát hiện và khắc phục sớm các điểm chưa đạt.
  • Thuê tư vấn ban đầu (nếu chưa có kinh nghiệm) để được định hướng đúng từ đầu.
  • Tổ chức đào tạo nội bộ tốt, đảm bảo nhân sự hiểu rõ vai trò và quy trình, tránh sai sót trong đánh giá chính thức.
  • Chọn tổ chức chứng nhận uy tín và phù hợp với ngành nghề, tránh phát sinh chi phí và đánh giá lại.
Thời gian đạt chứng nhận IFS là bao lâu
Chi phí và thời gian đạt chứng nhận tiêu chuẩn IFS tùy thuộc vào quy mô, mức độ sẵn sàng và lĩnh vực hoạt động

Câu hỏi thường gặp về tiêu chuẩn IFS (FAQs)

Tiêu chuẩn IFS có bắt buộc không?

Không. IFS là tiêu chuẩn tự nguyện, không bắt buộc theo pháp luật. Tuy nhiên, nhiều nhà bán lẻ và đối tác quốc tế, đặc biệt tại châu Âu, yêu cầu nhà cung cấp phải có chứng nhận IFS như một điều kiện hợp tác. Vì vậy, với doanh nghiệp muốn xuất khẩu hoặc mở rộng thị trường, IFS gần như trở thành tấm vé thông hành.

Doanh nghiệp nào nên áp dụng IFS?

Tiêu chuẩn IFS phù hợp với:

– Cơ sở chế biến, đóng gói thực phẩm dù lớn hay nhỏ
– Doanh nghiệp vận chuyển/lưu kho hàng thực phẩm
– Nhà môi giới, đại lý thương mại thực phẩm
– Cơ sở sản xuất bao bì thực phẩm

Đặc biệt phù hợp nếu doanh nghiệp muốn xuất khẩu sang thị trường châu Âu hoặc làm việc với hệ thống siêu thị, nhà phân phối quốc tế.

Chứng nhận IFS có thời hạn bao lâu?

Chứng nhận IFS có hiệu lực 12 tháng kể từ ngày đánh giá thành công. Doanh nghiệp cần thực hiện đánh giá lại hàng năm để gia hạn và duy trì chứng chỉ. Trong thời gian này, có thể có các cuộc đánh giá định kỳ hoặc đột xuất nếu có khiếu nại hay rủi ro phát sinh.

IFS có thể thay thế ISO 22000 hoặc HACCP?

Không hoàn toàn.
– IFS có tích hợp HACCP, nhưng không thay thế vai trò hệ thống của ISO 22000.
– Trong khi ISO 22000 là tiêu chuẩn quản lý tổng thể, thì IFS là tiêu chuẩn đánh giá chi tiết theo checklist.

Tùy theo yêu cầu của khách hàng và định hướng của doanh nghiệp, bạn có thể chọn áp dụng song song hoặc từng phần.

Có thể áp dụng song song IFS với các tiêu chuẩn khác không?

Hoàn toàn có thể. Nhiều doanh nghiệp hiện nay áp dụng song song IFS với ISO 22000, BRC, FSSC 22000 hoặc các tiêu chuẩn riêng của khách hàng, giúp doanh nghiệp tăng uy tín, linh hoạt hơn khi mở rộng thị trường hoặc hợp tác quốc tế.

Xem thêm:

Tiêu chuẩn IFS là chìa khóa giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín và tiếp cận thị trường quốc tế, đặc biệt là châu Âu. Nếu bạn đang tìm các thiết bị máy móc hiện đại để đáp ứng tốt nhu cầu kinh doanh và tiêu chuẩn IFS, hãy liên hệ ngay với Huỳnh Long qua hotline 0961 166 388 nhé!

Theo dõi Fanpage của Huỳnh Long tại đây.

🔰Liên hệ để được hỗ trợ tư vấn, mua hàng:

CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP HUỲNH LONG

📲: (+84) (28) 3592 6789 / 028 2253 5672 / 0961 166 388

📧: marketing@huynhlong.com.vn

🌐: huynhlong.com.vn

📌: Lô J35, KDC Phú Nhuận, 659 Đỗ Xuân Hợp, P. Phước Long, TP Hồ Chí Minh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *