Bao bì hàng hoá rất quan trọng trong hoạt động sản xuất và lưu trữ. Bao bì giúp bảo quản sản phẩm. Giúp nâng cao giá trị mỹ quan của sản phẩm. Doanh nghiệp có thể in ấn mọi thông tin trên bao bì để quảng bá thương hiệu. Tuỳ theo mục đích của doanh nghiệp sẽ có những thiết kế bao bì riêng. Và mỗi loại sản phẩm phù hợp với mỗi loại bao bì khác nhau. Theo vật liệu chế tạo, có thể phân loại bao bì thành những loại sau:
- Bao bì gỗ: Thường ở dạng hòm, thùng chứa đóng kín hoặc có các kẽ hở nhất định.
– Ưu điểm: Dễ sản xuất, dễ sử dụng, có độ bền tương đối cao, có khả năng thu hồi sử dụng lại, vật liệu dễ khai thác.
– Nhược điểm: Có trọng lượng tương đối nặng, chịu ẩm kém (dễ hút nước), dễ cháy, dễ bị phá hoại bởi các vật gặm nhấm (mối, mọt, chuột…).
- Bao bì bằng kim loại: Thường sử dụng cho các loại sản phẩm đặc biệt: dễ cháy, nổ, dễ bay hơi, chất độc hại, sản phẩm dạng lỏng (xăng, dầu, thuốc trừ sâu,… )
– Ưu điểm: Khắc phục được các nhược điểm của bao bì bằng gỗ. Bao bì kim loại có khả năng sử dụng nhiều lần.
– Nhược điểm: Chi phí vật liệu cao, một số kim loại có trọng lượng nặng.
Bao bì bằng giấy, carton và bìa: Đây là loại bao bì phổ biến nhất hiện nay. Chiếm khoảng 70% các loại bao bì sử dụng.
– Ưu điểm: Bền, nhẹ. Không mùi, không gây độc hại. Dễ phân hủy không gây ô nhiễm môi trường. Chi phí thấp, tái sinh dễ dàng. Bề mặt phẳng, dễ dàng in ấn trang trí, dễ sử dụng.
– Nhược điểm: Dễ rách, thấm nước, dễ cháy.
Bao bì bằng thuỷ tinh, đồ gốm: Thường để chứa đựng các sản phẩm dạng lỏng như dược phẩm, hoá chất, rượu bia, nước giải khát…
– Ưu điểm: Không độc, không phản ứng với hàng hoá, có độ cứng nhất định.
– Nhược điểm: Rất dễ vỡ khi bị va chạm, rung xóc trong quá trình vận chuyển, xếp dỡ.
- Bao bì hàng dệt: Đây là loại bao bì mềm, thường sử dụng đựng sản phẩm dạng hạt rời.
– Ưu điểm: Có độ bền nhất định, dễ chất xếp.
– Nhược điểm: dễ bị côn trùng gặm nhấm và gây bụi bẩn.
- Bao bì bằng mây, nứa, tre đan: bao bì này thường ở các dạng giỏ, lẵng, thúng, rổ. Sử dụng để vận chuyển, chứa đựng sản phẩm rau quả và một số sản phẩm khác.
– Ưu điểm: Đây là loại bao bì nửa cứng, nguồn vật liệu dồi dào, sản xuất đơn giản, tiện lợi trong sử dụng.
- Bao bì bằng các vật liệu nhân tạo, tổng hợp (như các loại bao bì được sản xuất từ chất liệu polime, cao su nhân tạo, màng chất dẻo, bao bì nhựa cứng…) hoặc kết hợp nhiều loại vật liệu khác để sản xuất ra các loại bao bì đảm bảo được yêu cầu trong bảo quản, vận chuyển sản phẩm.
Khi đưa sản phẩm ra thị trường kèm với bao bì, ngoài những thông tin về sản phẩm, tên nhà sản xuất, bao bì cần được in ấn đầy đủ các thông tin hạn sử dụng, số lô, mã vạch,… Hiện nay trên thị trường có rất nhiều dòng máy in công nghiệp (hay gọi tắt là máy in date) phục vụ cho hoạt động này. Mỗi loại chất liệu bao bì sẽ có những loại nguyên liệu in (mực in, dung môi,…) phù hợp. Tránh trường hợp thông tin in bị bong tróc trong quá trình lưu trữ và vận chuyển.
Ngoài ra còn có nhiều cách phân loại bao bì khác: Theo công dụng, Theo số lần sử dụng, Theo độ cứng, Theo mức độ chuyên môn hoá bao bì,… Dù phân loại theo cách nào thì bao bì cần được sử dụng phù hợp để phát huy hết công dụng của nó. Và phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp.
[:en]Bao bì hàng hoá rất quan trọng trong hoạt động sản xuất và lưu trữ. Bao bì giúp bảo quản sản phẩm. Giúp nâng cao giá trị mỹ quan của sản phẩm. Doanh nghiệp có thể in ấn mọi thông tin trên bao bì để quảng bá thương hiệu. Tuỳ theo mục đích của doanh nghiệp sẽ có những thiết kế bao bì riêng. Và mỗi loại sản phẩm phù hợp với mỗi loại bao bì khác nhau. Theo vật liệu chế tạo, có thể phân loại bao bì thành những loại sau:
- Bao bì gỗ: Thường ở dạng hòm, thùng chứa đóng kín hoặc có các kẽ hở nhất định.
– Ưu điểm: Dễ sản xuất, dễ sử dụng, có độ bền tương đối cao, có khả năng thu hồi sử dụng lại, vật liệu dễ khai thác.
– Nhược điểm: Có trọng lượng tương đối nặng, chịu ẩm kém (dễ hút nước), dễ cháy, dễ bị phá hoại bởi các vật gặm nhấm (mối, mọt, chuột…).
- Bao bì bằng kim loại: Thường sử dụng cho các loại sản phẩm đặc biệt: dễ cháy, nổ, dễ bay hơi, chất độc hại, sản phẩm dạng lỏng (xăng, dầu, thuốc trừ sâu,… )
– Ưu điểm: Khắc phục được các nhược điểm của bao bì bằng gỗ. Bao bì kim loại có khả năng sử dụng nhiều lần.
– Nhược điểm: Chi phí vật liệu cao, một số kim loại có trọng lượng nặng.
Bao bì bằng giấy, carton và bìa: Đây là loại bao bì phổ biến nhất hiện nay. Chiếm khoảng 70% các loại bao bì sử dụng.
– Ưu điểm: Bền, nhẹ. Không mùi, không gây độc hại. Dễ phân hủy không gây ô nhiễm môi trường. Chi phí thấp, tái sinh dễ dàng. Bề mặt phẳng, dễ dàng in ấn trang trí, dễ sử dụng.
– Nhược điểm: Dễ rách, thấm nước, dễ cháy.
Bao bì bằng thuỷ tinh, đồ gốm: Thường để chứa đựng các sản phẩm dạng lỏng như dược phẩm, hoá chất, rượu bia, nước giải khát…
– Ưu điểm: Không độc, không phản ứng với hàng hoá, có độ cứng nhất định.
– Nhược điểm: Rất dễ vỡ khi bị va chạm, rung xóc trong quá trình vận chuyển, xếp dỡ.
- Bao bì hàng dệt: Đây là loại bao bì mềm, thường sử dụng đựng sản phẩm dạng hạt rời.
– Ưu điểm: Có độ bền nhất định, dễ chất xếp.
– Nhược điểm: dễ bị côn trùng gặm nhấm và gây bụi bẩn.
- Bao bì bằng mây, nứa, tre đan: bao bì này thường ở các dạng giỏ, lẵng, thúng, rổ. Sử dụng để vận chuyển, chứa đựng sản phẩm rau quả và một số sản phẩm khác.
– Ưu điểm: Đây là loại bao bì nửa cứng, nguồn vật liệu dồi dào, sản xuất đơn giản, tiện lợi trong sử dụng.
- Bao bì bằng các vật liệu nhân tạo, tổng hợp (như các loại bao bì được sản xuất từ chất liệu polime, cao su nhân tạo, màng chất dẻo, bao bì nhựa cứng…) hoặc kết hợp nhiều loại vật liệu khác để sản xuất ra các loại bao bì đảm bảo được yêu cầu trong bảo quản, vận chuyển sản phẩm.